Mosky’s Blog

Hãy cứu những người này

HTML clipboard

Chó là một loài thú rất gần gũi với con người, được nhiều người coi như con cái hay một thành viên không thể thiếu của gia đình. Chính vì vậy, đang có hai người gốc Việt ở hai đầu Nam, Bắc California đang kêu gọi cộng đồng giúp đỡ. Một người đang tìm chó bị thất lạc, còn một người thì muốn chữa ung thư cho chó.

Ông Brian Trần và cô chó Jasmin. (Hình: Brian Trần cung cấp)

Ông ở Bắc California muốn giúp chữa ung thư cho chó

Người đang kêu gọi cộng đồng ủng hộ giúp chữa trị ung thư cho chó là ông Brian Trần, đang cư ngụ ở thành phố Oakland thuộc Bắc California.

Năm nay 53 tuổi, ông cho biết mình và vợ không có con, nên coi con chó Jasmin như con gái.

Trên trang GoFundMe kêu gọi giúp đỡ chữa trị ung thư cho Jasmin, ông kể hai vợ chồng nhận nuôi Jasmin từ một trại chó ở Woodland hồi năm 2010, và từ đó gia đình có nhiều niềm vui mới.

“Lần đầu gặp, Jasmin liếm tay chúng tôi, nhưng đang muốn nói điều gì đó, như là một con người, chứ không phải là chó. Khi ra xe, tôi mở cửa xe lấy chai nước cho nó uống thì nó nhảy vào xe và không chịu đi ra cho đến khi tôi hứa đưa nó về nhà,” ông Brian ghi.

Ông cho hay Jasmin như hiểu được tiếng người, vừa thân thiện không chỉ với con người, mà còn với các loài vật khác.

“Nó ngủ chung giường với vợ chồng tôi, thích xem truyền hình, nhất là các phim về mèo. Mỗi chiều, nó đều ngồi gần cửa trước để ‘đợi bố về,” ông cho biết.



Cô chó Jasmin đón Tết với mẹ của ông Brian Trần. (Hình: Brian Trần cung cấp)

Vì coi Jasmin như con gái, ông chọn Tháng Năm làm sinh nhật cho con chó này vì đây là lúc ông đưa nó về nhà và có một cô “con gái” mới

Theo ông Brian, Jasmin rất khỏe mạnh và ít khi nào ông thấy nó bị bệnh từ lúc nhận nuôi đến giờ.

Tuy vậy, đến ngày 24 Tháng Bảy năm nay, ông đi làm về thì thấy một khối u to như quả trứng trên vai trái của Jasmin và không biết tại sao khối u đó xuất hiện.

Hai vợ chồng ông thấy khối u đó ngày càng lớn rất nhanh, khiến họ phải tìm cách đưa Jasmin đi chữa trị càng sớm càng tốt vì không thể giải phẫu được nếu khối u quá lớn.

Gia đình ông liên lạc với các bác sĩ thú y, nhưng không có câu trả lời nhanh chóng. Sau khi phải đợi đến mấy tuần mới có thể đưa Jasmin đi xét nghiệm được, thì phải đợi thêm mấy ngày để lấy kết quả, rồi lại phải đưa Jasmin đi xét nghiệm thêm mấy lần nữa.

Ông Brian cho hay khối u trên vai Jasmin bây giờ to như một quả cam, khiến nó đi lại khó khăn. Jasmin là một con chó rất vui vẻ và năng động, nhưng bây giờ chỉ nằm yên một chỗ cả ngày.

“Mỗi lần nó muốn đi tiểu, tôi phải bồng ra ngoài, sau đó bồng vào nhà lại,” theo ông Brian.

Đến ngày 31 Tháng Tám, ông đưa Jasmin đến bệnh viện thú y Sage Campbell để chụp CT và phát hiện nó bị ung thư mô liên kết (sarcoma).

Nói với nhật báo Người Việt, ông cho biết gia đình đã bỏ ra rất nhiều tiền để đưa Jasmin đi xét nghiệm và đang gặp nhiều khó khăn về tiền bạc để đưa “con gái” đi chữa trị.

Vì vậy, ông mở một trang GoFundMe để kêu gọi cộng đồng và nhiều cư dân mạng giúp đỡ.

Ông cho hay nếu được xạ trị liệu, Jasmin có thể sống thêm được một năm nữa, và làm nhỏ khối u lại được, giúp nó dễ đi lại hơn. Nếu không được xạ trị liệu, Jasmin chỉ có thể sống thêm một tháng nữa.

Để giúp ông Brian Trần chữa trị cho Jasmin, xin vào trang web www.gofundme.com/f/please-save-jasmin.

Vợ ông Brian Trần đưa Jasmin đi mua sắm. (Hình: Brian Trần cung cấp)

Tìm chó thất lạc ở Little Saigon, Nam California

Người đang tìm chó thất lạc là anh Vincent Nguyễn, cư dân Westminster, nơi có Little Saigon ở Nam California.

Theo nhật báo The Orange County Register, thanh niên 21 tuổi để lạc con chó Brownie trong lúc cho nó đi tắm ở một tiệm gần nhà hôm 27 Tháng Bảy.

Từ đó đến nay, anh làm đủ mọi cách để tìm lại Brownie. Anh dán hơn 2,000 bảng thông báo trên bảng hiệu đường phố từ Long Beach đến Huntington Beach. Anh từng cắm trại ở công trình xây dựng trên xa lộ vì có người báo nhìn thấy chú chó ở đó. Ở những nơi khác mà người ta nói nhìn thấy Brownie, anh Vincent để lại vớ đẫm mồ hôi gần những tô nước với hy vọng “người bạn bốn chân” đánh hơi được rồi tìm đường về nhà.

Anh kể mình nhận nuôi Brownie hồi năm 2016 và bị mẹ phản đối, còn kêu đem trả. Tuy nhiên, sau đó, ai trong nhà anh cũng yêu quý con chó này.

Cô Kathy, bạn gái của anh Vincent, cho biết cô rất buồn khi Brownie thất lạc và giúp bạn trai tìm kiếm trong một tháng vừa qua.

Anh Vincent đã bỏ vài ngàn đô la để làm bảng “Tìm Chó Lạc” và mua máy bay điều khiển từ xa (drone) để quan sát những nơi Brownie có thể lang thang đến.

Bảng “Tìm Chó Lạc” của anh Vincent dán ở thành phố Westminster, Nam California.

Anh lần theo mọi manh mối, nhưng đến giờ vẫn chưa tìm được Brownie.

Cũng theo anh Vincent, có vài người gọi báo tìm thấy chó đi lạc, nhưng khi đến thì thấy đó là chó chihuahua, trong khi Brownie là chó lại giữa hai giống terrier và pitbull.

Anh làm việc cho một nhà hàng ở Garden Grove, được chủ nhà hàng thông cảm, cho nghỉ trọn Tháng Tám để đi tìm chú chó.

Ngoài các cách tìm kiếm nói trên, anh Vincent còn liên lạc với hơn 80 bác sĩ thú ý và đến hàng chục nơi nuôi giữ động vật để tìm Brownie, nhưng vẫn chưa tìm thấy.

Anh cho hay bây giờ phải đi học và đi làm lại, không còn nhiều thời gian tìm kiếm như trước, nhưng sẽ không bao giờ thôi hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm lại được chú chó.

Nếu phát hiện được Brownie, xin liên lạc anh Vincent Nguyễn qua số điện thoại (714) 989-0123. (Thiện Lê) [qd]

    Source: nternet

Pizza Quái Đản Chỉ Có Ở VN

Pizza bún đậu mắm tôm
sự kết hợp kỳ quái của ẩm thực đông tây

Souce: Internet
More Readings

Một nhà hàng nổi tiếng tại TP.HCM vừa đưa món pizza bún đậu mắm tôm vào thực đơn các món ăn. Sự kết hợp khó hiểu và chưa từng có giữa hai nền ẩm thực Việt Nam – Italy này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý ngay khi công bố. Trên các diễn đàn ẩm thực, khá nhiều ý kiến bày tỏ sự bất ngờ, cũng không ít bình luận hoài nghi và tiêu cực.

https://photo-2-baomoi.zadn.vn/w700_r1/2019_03_07_119_29891395/3b0e04e4fba512fb4bb4.jpg

Món ăn có đế pizza nguyên bản nhưng topping lại là các thành phần thường thấy trong một suất bún đậu mắm tôm như đậu rán, lá tía tô, thịt lợn luộc… Món pizza bún đậu được phục vụ kèm một chén mắm tôm, thay vì tương ớt, tương cà như thông thường, để thực khách có thể chấm hoặc phết lên trước khi ăn.

Trên một diễn đàn mạng, bức ảnh về chiếc bánh pizza kiểu mới thu hút hơn 2.000 lượt like (thích) và hàng nghìn bình luận.

“Món ăn quái lạ gì thế này? Thật không hiểu nổi ý tưởng kết hợp pizza cùng mắm tôm sẽ cho ra hương vị thế nào đây?”, thành viên Lan Anh bất ngờ.

Tài khoản Linh Bui cũng bình luận: “Ý tưởng quá tệ. Không phải đặc sản nào kết hợp cũng ra món ngon”. Tài khoản Anton Đỗ cũng nêu ý kiến: “Sự độc đáo là điều tốt, nhưng làm sao khách Tây có thể chịu nổi mùi vị của mắm tôm?”.

Facebook Thuy Le lại lại bày tỏ mong muốn được thử món ăn mới lạ này: “Mau cho món này ra Hà Nội đi. Mình không chắc sẽ ngon nhưng rất muốn thử! Có lẽ ăn sẽ rất buồn cười!”.

Món pizza bún đậu mắm tôm này hiện được bán tại TP.HCM với giá 140.000 đồng/chiếc.

Phim DOWNLOAD ngay

Mail from Dương (D ………@Yahoo.com)
 
Càng ngày tôi càng khám phá được nhiều cái hay của trang Ok.ru.
Thử tìm phim The World Of Suzie Wong 1960 nhưng không nhớ rõ tên phim, tôi bèn tìm với tên tài tử đóng vai chính: William Holden, thế ra ra được hết tất cả phim Anh đóng.
 

Tôi chắc các Bạn nhớ những phim này:


The World Of Suzie Wong 1960

Link xem phim:

https://www.ok.ru/video/281006901923

 

Picnic 1955
Link xem phim:

https://www.ok.ru/video/280546904739

 

Love Is A Many Splendored Thing 1955
Link xem phim:

https://www.ok.ru/video/281006770851

Bạn có thể bookmark trang này trên Tablet, smarthphone xem rất tiện

 

TIP:

Cái web ok.ru này giống như Youtube, nhưng hay hơn vì nó không sợ đụng chạm phim bản quyền. close phim đang xem (X) góc trên bên phải, type vào search tên phim hay tên tài tử, sẽ có đủ mọi phim.
Hay vào trang dưới:
 

Doris Day

Diễn viên kiêm ca sĩ Doris Day tại New York năm 1946
Tưởng niệm thần tượng tóc vàng Doris Day

Một giọng ca mềm mại du dương, tinh tế rõ nét trong lối rải chữ. Một vẻ đẹp hồn nhiên tươi thắm nhờ một mái tóc xoăn và nụ cười tươi tắn. Gương mặt ấy giờ đây không còn nữa. Doris Day đã từ trần hôm 13/05/2019 tại nhà riêng ở Carmel by the Sea, bang California, hưởng thọ 97 tuổi.

Ngày Doris Day ra đi cũng vĩnh viễn khép lại trang sử huy hoàng của Hollywood những năm 1950-1960, giai đoạn cực thịnh của các hãng phim lớn (như Paramount, MGM hay là Warner Bros), thời của các tác phẩm nhạc kịch cũng như những bộ phim hồi hộp trinh thám. Doris Day thành công trong cả hai lãnh vực ca nhạc và điện ảnh, bà thuộc vào thành phần nghệ sĩ khá hiếm hoi có tới hai ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng (Walk of Fame) với tư cách là ca sĩ kiêm diễn viên.

Vào năm 1956, Alfred Hitchcock đạo diễn bậc thầy chuyên làm phim gây hồi hộp (master of suspense) quay tác phẩm ‘‘Kẻ biết quá nhiều’’ (The man who knew too much 1956). Tác phẩm này được xem là tiêu biểu cho khả năng đóng phim và ca hát của Doris Day (1922-2019). Về diễn xuất, bà vào vai của một người đàn bà bình thường, nhưng hóa ra lại có đầy bản lĩnh và nghị lực phi thường vì muốn cứu đứa con trai bị bắt cóc.

Giới phê bình ghi nhận là trong số các ngôi sao màn bạc tóc vàng từng được tuyển chọn để đóng phim Hitchcock, Doris Day là người duy nhất thủ vai một bà mẹ phúc hậu đoan trang so với các đồng nghiệp khác (Kim Novak, Grace Kelly, Tippi Hedren, Janet Leigh, Eva Marie Saint….)

Về ca hát, bản nhạc Que Sera, Sera (của hai tác giả Jay Livingston và Ray Evans) giúp cho Doris Day đoạt giải Oscar dành cho ca khúc hay nhất vào năm 1957. Bản nhạc này từng được tác giả Phạm Duy chuyển ngữ thành bài hát ‘‘Biết ra sao ngày sau’’ từng ăn khách trước năm 1975 qua giọng ca Thanh Lan.

Trước khi thành danh trong cả hai lãnh vực ca nhạc và điện ảnh, Doris Day (tên thật là Doris Mary Ann Kappelhoff) sinh cùng năm với Judy Garland, lại không nuôi mộng làm ca sĩ hay diễn viên, cho dù bà xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ, bố là giáo sư âm nhạc người Mỹ gốc Đức. Từ thuở thiếu thời, bà chỉ đam mê với nghệ thuật múa. Thế nhưng vào năm 16 tuổi, bà bị chấn thương nghiêm trọng do tai nạn xe hơi. Nằm liệt giường ở nhà trong vòng một năm, bà vẫn thường nghe các chương trình ca nhạc trên đài phát thanh. Cũng từ đó mà bà học được cách phát âm tròn vành chắc nhịp và lối rải chữ tinh tế theo độ dài của từng nốt nhạc, vốn là sở trường độc đáo của Ella Fitzgerald, từng được mệnh danh là ‘‘Đệ nhất phu nhân’’ của làng nhạc jazz (First Lady of Jazz).

Vào nghề ca hát từ đầu những năm 1940, Doris Day thành danh trong làng nhạc trong thời kỳ hậu chiến (sau Đệ Nhị Thế Chiến). Bà xuất hiện lần đầu tiên trên màn ảnh lớn vào năm 1947 trong bộ phim ‘‘Romance on the High Seas’’ của đạo diễn Michael Curtiz với ca khúc nổi tiếng ‘‘It’s Magic’’. Ngay từ đầu, sở trường ca hát tạo cơ hội cho Doris Day đóng những bộ phim tuy có lúc không hẳn thuần chất là nhạc kịch (như The Wizard of Oz hay là An American in Paris) nhưng vẫn có những tiết mục ca nhạc làm điểm nhấn ngoạn mục.

Hầu hết những ca khúc mà Doris Day ghi âm cho các bộ phim đều thành công trên thị trường. Riêng nhạc phẩm Secret Love (Tình yêu thầm kín) của hai tác giả Sammy Fain và Paul Francis Webster, ca khúc chủ đề của bộ phim cao bồi Calamity Jane (tựa tiếng Pháp là La Blonde du Far-West / Cô gái tóc vàng miền Viễn Tây 1953) sau khi đoạt giải Oscar dành cho ca khúc hay nhất năm 1954, đã được cộng đồng LGBT chọn làm biểu tượng của họ, cũng như ca khúc ‘‘Over the Rainbow’’ của Judy Garland đã cho ra đời vào tháng 6 năm 1969 (tức cách đây đúng nửa thế kỷ) phong trào đòi quyền bình đẳng của giới gay nói riêng, cộng đồng LGBT nói chung với màu cờ mang biểu tượng cầu vồng.

Từ đầu những năm 1960 trở đi, Doris Day chủ yếu đóng phim hài với nhiều bạn diễn lẫy lừng trong đó có David Niven hay Cary Grant, nhưng quan trọng nhất vẫn là nam tài tử Rock Hudson (tiêu biểu qua các bộ phim như Pillow Talk 1959, Lover come back 1961 hay là Send me no flowers 1964). Có một thời gian, cặp diễn viên này ngự trị các rạp xinê, phim của họ rất ăn khách và trên màn ảnh họ lúc nào cũng có vẻ rất ăn ý khi đóng phim với nhau.

Cũng trong giai đoạn này mà Doris Day xây dựng hình ảnh của một ngôi sao sáng chói nhưng vẫn dễ gần gũi, thân thiện như ‘‘cô láng giềng’’. Tuy nhiên, hình ảnh ấy cũng bị cho là quá ‘‘trơn tru’’, thiếu cá tính, Doris Day có vẻ đẹp rực rỡ của những phụ nữ tóc vàng, nhưng không bao giờ bà có hành vi hay tuyên bố gây tai tiếng. Có lẽ cũng vì muốn duy trì hình ảnh ấy mà Doris Day đã từ chối một vai diễn quan trọng nhất trong đời : vai của Mrs Robinson có mối tình ‘‘vụng trộm’’ với cậu sinh viên vừa tốt nghiệp Dustin Hoffman trong bộ phim ‘‘The Graduate’’ (Le Lauréat), từng đoạt giải Oscar vào năm 1968.

Đang trên đà thành công, Doris Day lại phát hiện rằng bà bị sạt nghiệp sau cái chết đột ngột của người chồng thứ ba (ông Martin Melcher). Lúc còn sống, ông đầu tư làm ăn thất bại nhưng không cho vợ con hay biết, ông cũng không nộp thuế thu nhập dù là nhà quản lý chính thức, do vậy Doris Day vào năm 45 tuổi lại lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Bà buộc phải đóng phim truyền hình nhiều tập ‘‘The Doris Day Show’’ từ năm 1968 đến năm 1973, cho dù bà chưa bao giờ ký hợp đồng với các đài truyền hình, rốt cuộc bao nhiêu tiền thù lao cũng chỉ để trả nợ.

Sau thời kỳ khó khăn này, Doris Day quyết định giải nghệ. Bà lui về sống ẩn dật tại thị trấn Carmel by the Sea, bang California. Vào năm 1975, bà cho phát hành quyển hồi ký cho thấy sự nghiệp và cuộc đời của bà không phải là một dòng sông phẳng lặng êm ả như người ta thường nói. Từ năm 1978 trở đi, bà dành trọn thời gian cho Quỹ bảo vệ thú vật The Doris Day Animal Foundation, do chính bà sáng lập. Bà nhận được hai giải Thành tựu trọn đời nhân kỳ trao giải Golden Globe (1998) rồi đến giải Oscar (2008).

Tên tuổi của Doris Day chỉ được nhắc đến trở lại vào năm 2011, khi tuyển tập chọn lọc của bà ‘‘My Heart’’ đột ngột lọt vào Top Ten thị trường Anh quốc, đĩa hát này chủ yếu bao gồm những bài hát từng được Doris Day ghi âm vào những năm 1980. Thế nhưng khi được hỏi về sự thành công hơi ‘‘muộn màng’’, bà chỉ mĩm cười cho rằng đó chỉ là những bọt biển chợt tan, không thể nào làm ‘‘vẩn đục’’ tâm hồn nay đã bình an.

Các bạn muốn xem những phim của Doris Day, xem link bên dưới:

Do Not Disturb 1965
https://www.ok.ru/video/331028433571

Ghi Chú: bên phải, bạn thấy những phim khác của Doris Day, chỉ cần click vào đó
 

The man who knew too much 1956
https://www.ok.ru/video/28563409599

Romance on the High Seas
https://www.ok.ru/video/321196329635

An American in Paris
https://www.ok.ru/video/39051397698
https://123movies.dj/stream/an-american-in-paris/12930/

Calamity Jane La Blonde du Far-West

 

OK.RU

Развлекательная социальная сеть – общение с друзьями, фото и видео, фильмы и сериалы, музыка, игры, группы по ин…

 

Pillow Talk 1959
https://www.ok.ru/video/272178088611

Lover come back 1961
https://www.ok.ru/video/376562256567

The Tunnel Of Love 1958
https://www.ok.ru/video/328759642787

Send me no flowers 1964
https://openload.co/f/LLWRJ1fP8so

The Graduate’’ (Le Lauréat)
https://www.ok.ru/video/778094905857


Note:
Trang https://www.ok.ru nó như YouTube,
chứa rất nhiều phim, bạn chỉ cần type tên phim muốn xem, là có
 

Mail From Dương (D………Yahoo.com)

người sponsor phải bồi hoàn tiền trợ cấp cho chính phủ

USA Today có tin TT Trump đang dự tính bắt những ai sponsor gia đình hay thân 

mà người được sponsor đi xin tiền trợ cấp như Welfare, Medicare, v.v… thì người 
sponsor phải bồi hoàn tiền trợ cấp cho chính phủ. Nếu sắc lệnh này được thi hành 
thì khối gia đình VN bị cháy túi vì nhiều người được sponsor đã xin trợ cấp của 
chính phủ sau mấy tháng qua Mỹ. Tôi còn nghe kể văn phòng luật sư hay dịch vụ 
xin trợ cấp xã hội bày kế cho người ta ra Social Security Office khai rằng người
sponsor bạc đãi mình nên phải dọn ra ở riêng bây giờ cần trợ cấp, và thường thì
họ được trợ giúp.

E-mail from Bình (B…….@Gmail.com)


More reading

Đậu hũ thối, đặc sản không thể bỏ qua của Đài Bắc

BBC

Tôi đang định đi băng qua con phố ở khu quận Tín Nghĩa (Xinyi District) cao cấp của Đài Bắc thì có một mùi thối nồng nặc xộc lên mặt.

Vậy là tôi biết mình đã tới gần Độc Xú Chi Gia (Dai’s House of Stinky Tofu), một trong những tiệm ăn nổi tiếng nhất bán món đậu hũ thối, món ăn nặng mùi nhất thành phố.

Trong suốt gần 30 năm, bà Ngô Hứa Bích Anh (Wu Hsu Pi-ying), nay đã ngoài 70 tuổi, kinh doanh nhà hàng gia đình tại Dai’s, dùng một quá trình lên men bí mật gia truyền do cha mẹ bà để lại để chế biến ra 10 loại đậu hũ thối khác nhau. Đây là món ăn được người Đài Loan rất ưa thích, chứa đầy vi khuẩn sống.

Thường được coi là món ăn vặt truyền thống ở Đài Loan, đậu hũ thối rất nặng mùi. Nó bốc lên mùi thối như kiểu sữa thiu lẫn với bắp cải thối.

Dù yêu thích hay kinh tởm nó, thì mọi người đều phải công nhận là thứ món ăn ngấm đầy gia vị được cắt mỏng thành từng miếng này có hương vị cực kỳ độc đáo, rất riêng, và nó đã trở thành biểu tượng của ẩm thực đường phố ở Đài Loan.

Bên trong nhà hàng, tôi thấy có bốn vị sư đang nhấm nháp những xiên đậu hũ tại một cái bàn. Những ký tự tiếng Trung được viết theo phong cách thư pháp giải thích rằng đậu hũ thối có lợi cho sức khoẻ ra sao, trong lúc các hình ảnh về món này được gắn trên tường, minh hoạ việc nó được chế biến dưới nhiều cách khác nhau, như rán giòn, hấp hoặc nấu với nước dùng cay, với mức giá từ 20 đến 100 Đài tệ (từ 0,50 đến 2,5 bảng Anh).

Nhận thấy vẻ ngại ngần của tôi, một phụ nữ mảnh dẻ, nói năng nhẹ nhàng mặc chiếc áo khoác đỏ từ buồng lên men phía sau nhà hàng bước ra và tiến tới gần chỗ tôi ngồi. Căn buồng đó là nơi bà làm việc cùng con trai và con dâu.

“Chúng tôi mở cửa hoạt động đã 30 năm,” bà mỉm cười nói. “Chưa có thực khách nào từng vứt bỏ [không ăn món đậu hũ thối của tôi].”

‘Chưa thực khách nào từng vứt bỏ’

Hơi hơi yên tâm một tí, nhưng tôi vẫn không thể không nghĩ tới người dẫn chương trình truyền hình Mỹ Andrew Zimern, người đã đi khắp nơi trên thế giới để thử những món ăn lạ lùng nhất, kinh dị nhất trong show của ông, Những Món Ăn Kỳ Dị.

Sau khi vào Dai’s để gọi món bánh kẹp hamburger dạ dày bò kèm bánh đậu hũ thối chiên giòn, Zimern đã nhổ thứ đồ ăn này ra và nói, “Tôi không thể ăn nổi… thực sự là vô cùng kinh tởm.”

Randy MulyantoChọn món canh đậu hũ thối málà (cay) nấu với nấm, hạt tiêu và ớt, tôi từ từ xúc một thìa thứ nước canh béo mỡ, hôi xộc đưa lên miệng.

Khi bỏ đường, sữa vào cà phê là không đúng

Cách uống vodka đúng điệu kiểu Nga

Thứ ‘nước thần’ giải say rượu ở Thổ Nhĩ Kỳ

Thiên hạ đồn rằng món đậu hũ thối tình cờ được tạo ra tại Trung Quốc hàng trăm năm trước. Một người bán hàng mở chỗ đậu hũ sau vài ngày ế hàng và phát hiện ra là thứ hỗn hợp đậu vón và nước đậu của mình đã bắt đầu lên men.

Người này bạo gan nếm thử thứ vật phẩm thối hoắc, mốc xanh, và nhận ra nó khá đậm đà.

Ông nhanh chóng đem bán món thực phẩm đã lên men, và đậu hũ thối trở nên phổ biến tới mức Từ Hi Thái Hậu đã đưa nó vào danh sách các món ăn dọn lên phục vụ trong hoàng cung Nhà Thanh.

Món này đến Đài Loan trong thời Nội Chiến Trung Hoa, khi chừng hai triệu người đi theo lãnh tụ Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch hồi 1949. Đó là lúc ông chạy ra hòn đảo này sau khi bị chính quyền Cộng sản của Mao Trạch Đông đánh bại.

Theo Cathy Erway, tác giả cuốn Thức Ăn Đài Loan: Những Công Thức Nấu Ăn Từ Hòn Đảo Xinh Đẹp, món đậu hũ thối nay được chế biến dưới nhiều hình thức ở châu Á, nhưng không nơi nào nó được yêu thích như ở Đài Loan, nơi mà những người bán hàng rong đem nó rán giòn, ngâm muối và bỏ thêm các loại hương vị khác trên các xe đẩy bán ngoài trời tại những khu chợ đêm.

“Để hút khách tới quầy hàng mình, họ nghĩ ra nhiều ý tưởng rất hay,” Erway nói. “Đó là thứ thực sự sẽ nổi bật giữa đám đông.”

Randy MulyantoNgày nay, đậu hũ thối chủ yếu vẫn là một thứ món ăn đường phố trên khắp Đài Loan, nơi nó đồng nghĩa với những khu chợ đêm ngoài trời của nước này, cũng giống như món mì bò vậy.Khi tới một trong những khu chợ ngoài trời lớn nhất, nổi tiếng nhất của Đài Bắc, Chợ đêm Sĩ Lâm (Shilin Night Market), tôi nhìn thấy (và ngửi thấy) những quầy hàng phục vụ món này dưới dạng nướng, om, hấp, xiên que và rán giòn, ăn kèm với dưa muối.

Ở phía đông của Vườn thú Đài Bắc, Phố cổ Thâm Khanh (Shenkeng Old Street) là cả một đoạn phố chuyên về món này, nơi mà những người bán hàng rong bán nó trong những chiếc hộp, luộc trong nước canh cay và thậm chí còn cho vào làm hương vị cho món kem lạnh.

Một số nhà hàng phục vụ món đậu hũ thối với tiết vịt, hoặc dọn làm món ăn vặt nhấm nháp bên cạnh các món chính. Dai’s là một trong số ít các nhà hàng đặc biệt chế biến thứ thực phẩm nặng mùi này thành món ăn chính, trọng tâm trong thực đơn.

Trong những năm gần đây, Dai’s đã trở thành một dạng thánh địa cho những người yêu thích món đậu hũ thối sành ăn. Bên cạnh những phần đậu hũ nướng vỉ, nướng xiên và tẩm đầy gia vị có ở khắp các chợ đêm Đài Bắc, bà Ngô còn có một món ‘độc’, là món đậu hũ thối nguội, để nguyên không nấu, rắc bột vụn giòn vị rong biển, hành lá và rưới xốt nâu.

Với thứ món ăn mà càng nặng mùi lại càng được đánh giá là ngon này, mỗi món trong thực đơn của bà Ngô đều đi kèm với ‘điểm thối’, đánh hạng từ món canh kiểu Tứ Xuyên bạn-nhớ-bịt-mũi-lại (10), cho tới miếng đậu hũ thối cắt lát chiên giòn ăn kèm bắp cải muối (12), đến món đậu hũ thối thái mỏng ăn nguội, không nấu mà bà và gia đình sáng tạo ra công thức (13).

‘Tôi không thích nếu nó thối không đủ cữ’

Tuy nhiên, không gì có thể so sánh với mùi vị phát buồn nôn như món pa-tê đậu hũ thối của bà Ngô (15), một thứ béo béo, nhớt nhớt màu xám, được lên men lâu tới mức phân huỷ.

Thứ này giàu protein tới mức thay vì đem phục vụ thực khách thì bà Ngô chỉ bán nó để làm dầu bôi cho da trơn mịn, săn chắc.

“Tôi thực sự rất thích ăn món đậu hũ thối kể từ khi còn bé tí,” bà Ngô ngồi đối diện tôi qua cái bàn, nói. “Nhưng mà tôi không thích nếu như nó thối không đủ cữ.”

AlamyLớn lên tại Đài Bắc, bà Ngô nhớ là cha mẹ bà làm món đậu hũ thối ở nhà rồi đem bán trên phố.

Là người có võ thuật tốt, bà Ngô rời Đài Loan đi vòng quanh thế giới trong nhiều năm trong một đoàn biểu diễn võ kung fu. Cuối cùng, bà trở về Đài Bắc và dùng công thức chế biến món đậu hũ thối gia truyền bí mật đã có từ 60 năm để mở nhà hàng Dai’s (đặt tên theo tên của người cha dượng của bà) vào năm 1989.

Ngày nay, Dai’s vẫn là một quán ăn do gia đình quản lý; con trai và con dâu giúp bà Ngô chuẩn bị các món và phục vụ khách hàng, còn em trai bà giúp ép đậu hũ.

Tất nhiên, đương nhiên là khối óc và trái tim của nhà hàng chính là bà Ngô, người duy trì công thức nấu ăn gia truyền và tự tay làm ra mỗi mẻ đậu hũ thối đặc biệt của mình.

Giống như mọi món ăn lên men khác, đậu hũ thối cần thời gian.

Sau khi nhận được mẻ đậu hũ ép từ em trai, bà Ngô sẽ bỏ những lát đậu hũ mỏng vào một loạt các chum trong phòng sau chật chội của nhà hàng, mỗi chum chứa các loại nước muối ngâm rau củ và rau thơm khác nhau, để từ từ lên men trong nhiệt độ phòng trong hai năm.

Giống như một miếng xốp, đậu hũ từ từ hấp thụ hỗn hợp màu xanh sẫm trong thời gian có thể kéo dài tới hai tuần. Càng để lâu, nó càng hấp thụ nhiều, và càng mềm xốp hơn, nặng mùi hơn.

Randy MulyantoHầu hết những người sành sỏi món đậu hũ thối đều cho rằng nếu dạ dày bạn chịu được mùi kinh khủng này, thì khi ăn vào bạn sẽ thấy vị nó ngon hơn nhiều so với mùi vị của nó, không khác gì nếu so sánh với món pho-mát lên men nặng mùi.

Tuy nhiên, với bà Ngô và nhiều người Đài Loan thì điều ‘nặng ký’ nhất là món này có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, mà theo bà là trong đó có việc giúp nhuận tràng và chữa cảm.

Không chỉ có vậy: theo một số nghiên cứu gần đây, ăn món đậu hũ thối cũng giúp ngăn ngừa loãng xương, giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú, và giảm cholesterol.

“Mọi người trên cả nước tới đây ăn món đậu hũ thối,” bà Ngô nói. “Nhưng giá như họ biết được có những thứ tốt như thế trong món đậu hũ của tôi thì hay, nó có thể giúp đuổi bệnh cho họ.”

Bà Ngô bỗng thoắt biến mất vào phòng lên men rồi đi ra với một lọ pa-tê đậu hũ thối giàu dinh dưỡng trên tay.

Những bong bóng nhỏ xíu nổi lên trên bề mặt thứ hỗn hợp nhiều bọt màu xanh. Nghiêng cái lọ xuống một cái đĩa nhỏ, bà Ngô xúc ra thứ pa-tê đặc và bảo tôi lấy một ít xoa lên tay cho da mềm mịn, săn chắc. Bà khoét một miếng cho lên ngón trỏ phải của tôi rồi bảo tôi bôi lên lòng tay trái. Thật ngạc nhiên, da tay tôi lập tức có cảm giác mềm trơn hơn hẳn, nhưng ngay cả sau khi đã rửa đi tám lần, mùi đặc trưng của món đậu hũ thối cô đặc này vẫn còn vương vất tới hơn bảy giờ đồng hồ sau.

Hoá ra là bất chấp hương vị xì dầu dùng để chấm và vị tiêu hơi cay cay, món canh đậu hũ thối málà mà tôi gọi khi ăn vào rất êm; mùi của nó thì kinh hơn nhiều so với vị. Đậu hũ thực sự tôn hẳn vị tươi của nấm và ớt lên, còn nước dùng thì rất dịu nếu đem so với độ đậm đà của đậu hũ.

Tôi đã thích nó tới mức chọn tăng thêm ba điểm trong thang phân hạng độ thối: gọi món đậu hũ thối thái lát ăn nguội, không nấu.

Thứ thực phẩm nguyên chất này rất nặng mùi; tôi suýt oẹ trước khi cắn một miếng vào cái thứ ẩm ẩm trông giống như món thạch này.

Ấy vậy nhưng cũng giống như món canh đậu hũ thối, nếu bạn chịu được mùi để nếm thử, thì món đậu hũ thối để nguyên không nấu thật ra rất dễ chịu, và nó khiến ta liên tưởng tới món pho-mát kem đã tới độ.

Bà Ngô nay không còn làm việc hàng ngày tại ngôi đền thần thánh của món đậu hũ thối mà bà đã gây dựng nên, mà trao lại cho con trai cai quản hầu hết các hoạt động của nhà hàng, cùng công thức bí mật gia truyền.

Cũng giống như cha mẹ bà đã truyền lại bí kíp cho bà, bà Ngô hy vọng là con trai bà sẽ giữ gìn truyền thống gia đình dài lâu.

Tôi cảm ơn bà Ngô và bước ra khỏi nhà hàng Dai’s, đi vào buổi đêm trong trẻo của Đài Bắc, đưa tay lên mũi ngửi hương vị của món đậu hũ thối một lần nữa.

 


More reading

Thị trưởng Trương Minh Ẩn – Chia sẻ và giúp đỡ

Baotreonline.com

Như đã đưa tin trên số báo trước, Tiến Sĩ Trương Minh Ẩn, 70 tuổi, vừa trở thành người gốc Việt đầu tiên đắc cử vào chức vụ Thị Trưởng tại Texas. Trong vai trò tân thị trưởng thành phố Haltom trực thuộc Hạt Tarrant, TX, Thị Trưởng Trương minh Ẩn đã dành cho Trẻ cuộc phỏng vấn đặc biệt trên số báo hôm nay. Xin mời quý độc giả cùng theo dõi.

truong-minh-an3

Đinh Yên Thảo (DYT): – Xin chúc mừng Tiến Sĩ Trương Minh Ẩn vừa trở thành tân thị trưởng thành phố Haltom, Texas. Cảm xúc trong những giây phút đầu tiên khi ông nghe tin được đắc cử vào chức vụ thị trưởng là như thế nào? Lúc đó ông ở đâu và với ai?

 

Thị trưởng Trương Minh Ẩn (TT TMA): – Cuộc bầu cử chấm dứt lúc 7 giờ chiều ngày Thứ Bảy 4 Tháng 5 thì gia đình chúng tôi và một vài bạn bè đến nhà một ứng cử viên hội đồng thành phố khác để có buổi tiệc nho nhỏ chờ kết quả. Mọi người hồi hộp chờ đợi và đến 7:30 tối thì có kết quả bầu cử sớm, tôi thấy kết quả rất khả quan khi các đối thủ của tôi chỉ có khoảng 20% phiếu còn tôi được khoảng 60%, có phần trăm thắng cao. Khoảng đâu 11:20 khuya có kết quả cuối cùng thì tôi nhảy lên, “Mình thắng rồi, người thị trưởng đầu tiên (tại Texas) của Việt Nam”. Ðó là những giây phút rất phấn khích trong cuộc đời tôi vì tôi không nghĩ một người tị nạn sang đây mà trở thành thị trưởng một thành phố, là chuyện rất hy hữu. Ðây là chiến thắng rất vẻ vang cho riêng tôi và cộng đồng người Việt tại đây. Tôi đã nhận rất nhiều lời cảm ơn và chúc mừng của đồng hương, người bản xứ từ khắp mọi nơi.

truong-minh-an4
Bích chương vận động bầu cử của ông Trương Minh Ẩn

ĐYT: – Vâng đúng vậy thưa ông, sau California thì đây là tiểu bang thứ nhì có một người gốc Việt đắc cử vào chức vụ thị trưởng. Các số liệu cho thấy có khoảng 4%, tức dưới hai ngàn người Việt hiện cư ngụ tại Haltom, ông nhận được bao nhiêu lá phiếu của cử tri gốc Việt?

TT TMA: – Dân số ở đây có gần 50 ngàn người nhưng số người đi bầu chỉ có khoảng 4%. Tôi được đâu khoảng 1,100 phiếu, gần 60% phiếu, còn bên kia mỗi người được hơn 300 phiếu. Lần này có khoảng gần 300 người Việt Nam bỏ phiếu cho tôi, đó là chuyện lạ vì xưa nay không có đến 50 người Việt đi bỏ phiếu. Thường khi tranh cử mà có ba người thì dễ có runoff, tức bỏ phiếu lần hai (nếu tỉ lệ không quá bán), trong khi hai đối thủ  của tôi là hai người Mỹ trắng cũng có tiếng trong vùng và cha mẹ họ cũng là những người đã ở đây rất lâu nhưng với sức mạnh của cộng đồng Việt Nam thì tôi đã thắng vẻ vang,  không bị runoff.

ĐYT: – Khi ông tranh cử thì điều khó khăn nhất là gì? Vấn đề tài chánh thì sao thưa ông?

TT TMA: – Ðiều khó khăn nhất là làm sao cử tri tin tưởng điều mình hứa hẹn để bầu cho mình, đó là điều quan trọng nhất. Vấn đề tài chánh thì đồng hương mình là số một, có người đã tặng tôi tấm ngân phiếu mười ngàn đô, có người năm ngàn đô, hai ngàn đô nên vấn đề tài chánh không phải là vấn đề trở ngại.

truong-minh-an
Thiếu úy Trương Minh Ẩn tại Pleiku năm 1972

ĐYT: – Khác với giới trẻ gốc Việt tham gia vào dòng chính Hoa Kỳ, ông thuộc thế hệ người Việt tị nạn thứ nhất và ra tranh cử ở tuổi 70 nhưng vẫn thắng cử rất vẻ vang. Điều gì đã dẫn ông đến quyết định này?

TT TMA: – Cũng may mắn là sức khoẻ tôi còn tốt do đó khi ra tranh cử thì tuổi tác không phải quan trọng mà cái chính ở tinh thần phục vụ. Nhưng tôi cũng nói điều này cho thế hệ thứ hai chứ thế hệ thứ nhất như tôi mà bây giờ nghĩ sẽ ra tranh cử, làm lại từ đầu thì chuyện đó không có đâu anh. Tôi ra tranh cử để cha mẹ khuyến khích con cháu và các thế hệ thứ hai, thứ ba nhìn đến mà đi theo.

ĐYT: – Theo ông nghĩ thì tại sao cộng đồng chúng ta cần có những dân biểu hay thị trưởng gốc Việt như ông ?

TT TMA: – Ðối với tôi thì cái quyền lợi ngay tại chỗ có người không thấy nhưng với quyền lợi chung thì rất là quan trọng. Chẳng hạn như chuyện trong thành phố này, có một cột điện trong khu gia cư chính phủ mà người Việt Nam ở rất là đông bị hư, bị tắt từ vài tháng nay nhưng không ai lo hết, chỉ đến khi gọi tôi một tiếng thì một giờ đồng hồ sau điện sáng lại. Hay anh gặp trở ngại với một văn phòng nào đó trong thành phố và cần sự giúp đỡ thì tôi có thể mời người sếp của văn phòng đó đến gặp anh để nói chuyện và tôi cũng muốn nghe câu chuyện xảy ra thế nào. Ðó là điều tôi đã từng thực hiện rồi chứ cũng không phải là ví dụ. Nó là cái lợi trước mắt khi có người của mình làm lớn trong thành phố.

truong-minh-an1
Trương Minh Ẩn tại trại tỵ nan 1975

ĐYT: – Quả đúng như vậy vì những vị dân cử trong các cấp chính quyền địa phương là những người can dự trực tiếp đến đời sống thường ngày của chúng ta. Nhưng tại khu vực Dallas Fort-Worth đông đúc hàng trăm ngàn người gốc Việt mà ngay lúc này chỉ có mình ông vừa đắc cử, ông nghĩ tại sao?

TT TMA: – Chúng ta không có nhiều những vị dân cử vì hồi nào đến giờ có con cái thì ông bà, cha mẹ đều muốn con cháu đi học bác sĩ, luật sư hay kỹ sư để dễ kiếm tiền. Người Mỹ khi vào phục vụ họ không nghĩ đến tiền. Thường thì người giàu mới ra tranh cử nghị viên hay thị trưởng vì tiền lương rất ít nhưng quyền hạn rất nhiều. Hệ thống của Mỹ là giàu để được quyền còn người Việt thì nghĩ tìm quyền để được giàu, hai cái khác nhau. Do đó có người khi tôi đề nghị tham gia vào các ban phục vụ trong hội đồng thành phố thì thường hỏi “được trả bao nhiêu tiền” hay “không trả tiền tôi không làm”. Người Việt mình làm gì cũng thường bỏ lên cán cân nặng nhẹ về tiền bạc và lợi lộc nên không tham gia nhiều như các sắc dân khác.

ĐYT: – Cũng có một số người gốc Việt đó đây từng đắc cử vào các cấp chính quyền địa phương đến liên bang nhưng dường như không giữ được các vị trí này lâu dài hay thăng tiến cao hơn. Ông nghĩ tại sao?

TT TMA: – Kể chuyện của tôi đi. Năm tôi thắng cử nghị viên thành phố có tỉ lệ là 75%, rất là cao. Sau đó có bất cứ sự kiện nào tôi cũng đều tham dự hay có người gặp trở ngại gì đó mà gọi điện thoại thì tôi giúp liền, chính vì đó mà miệng đồn miệng và là những lá phiếu tương lai để giữ chức vụ của mình. Khi mình đắc cử rồi thì ngày làm việc nào của mình cũng xem như cuộc vận động cho cuộc tái tranh cử tương lai, cho người dân thấy rằng người này đúng là người đại diện của họ, không phải đại diện chỉ bằng cái tên mà bằng hành động và sự giúp đỡ.

truong-minh-an5
Cảnh sát Trương Minh Ẩn và vợ

ĐYT: – Từng là cảnh sát, thám tử rồi thị trưởng hiện nay, hy vọng ông sẽ giải quyết được xu hướng tội phạm nhắm vào cộng đồng người Việt hay Á Châu nói chung hiện nay. Ông có thể nói qua vấn đề tội phạm trong cộng đồng Việt Nam như thế nào và thái độ chấp hành luật pháp của người gốc Việt ra sao, có gì cần lưu tâm?

TT TMA: – Tôi từng làm cảnh sát 32 năm, 5 năm làm cảnh sát Fort Worth, sau đó làm cảnh sát điều tra về du đãng, ma túy, điều tra các vụ án mạng lớn, tôi cũng từng đi giúp đỡ đại hội Thánh Mẫu Missouri đúng mười năm cho đến khi bắt hết bọn tội phạm nên nói về vấn đề tội phạm gốc Việt thì có thể nói hoài không hết, tôi chỉ nói sơ thôi. Việc này theo từng thế hệ, từng thời gian. Thời gian đầu mới sang thì có những đứa trẻ nghĩ mình là ông trời nên coi thường luật lệ, vô băng đảng, cướp bóc đồng hương. Ðến giai đoạn hai thì đỡ hơn vì mọi người ý thức được chuyện mình phạm tội thì sẽ bị ở tù. Từ sau năm 2000 thì vấn đề tội phạm bạo lực chuyển sang chuyện làm thẻ tín dụng giả hay ăn cắp ID người khác để làm thẻ tín dụng gạt tiền, tức dạng “white collar crime”. Cũng có một số người giàu lên vì trồng cần sa, sau này dời về bên Georgia vì bên đó rừng nhiều, có khu vực cảnh sát ít lui tới. Ðối với người Việt Nam nói chung thì họ rất tôn trọng luật pháp nhưng nhiều người vẫn còn cất giữ tiền vàng trong nhà, thích đeo nhiều vòng vàng, mang túi xách bốn, năm ngàn, để nhiều tiền mặt trong bóp nên là mục tiêu cho tội phạm nhắm vào. Những việc này tôi rất thường nhắc nhở trên các chương trình phát thanh.

ĐYT: – Được biết ông là một cựu phi công chiến đấu cơ của quân lực VNCH, con đường một cựu sĩ quan đến Mỹ trở thành cảnh sát, theo học tiến sĩ rồi trở thành Thị trưởng quả là câu chuyện khá đặc biệt và đáng ngưỡng mộ. Ông có thể kể đôi nét về đời binh ngũ của mình cùng hành trình trên đất Mỹ này ra sao?

TT TMA: – Tôi nhập ngũ năm 1969, đến năm 1970 thì được chọn qua Không Quân và được sang Mỹ huấn luyện một năm. Về nước thì tôi đóng tại Plây-ku bốn năm, tham gia những trận lớn trong Mùa Hè Ðỏ Lửa, Ðắk-tô, Plây-me, 60 % các phi vụ của tôi hầu như lúc nào cũng dính đạn. Trong chiến tranh nên thấy cái chết là chuyện bình thường. Ðến ngày 28 tháng Tư năm 75 thì sau phi vụ cuối cùng tại Nha Trang, tôi bay sang Thái Lan vì các cấp chỉ huy đã bỏ đi hết rồi. Sau đó sang đảo Guam, gặp lại vợ và hai đứa con đã được đưa sang bên đó, rồi cả nhà được đưa sang Camp Pendleton tại California. Thời gian đó gia đình tôi là bốn người và vợ tôi đang có bầu thêm đứa nữa, tôi ở trong trại sáu tháng vì không ai bảo lãnh. May mắn là có một gia đình đại tá lực lượng đặc biệt của Mỹ rước chúng tôi về Pennsylvania. Ông rất tốt và thương người Việt Nam vì từng sang Việt Nam năm lần, lần cuối ông bị thương và được người dân, lính mình cứu…

truong-minh-an2
Cảnh sát Trương Minh Ẩn

Năm 1979 gia đình tôi về Texas, tôi làm đủ mọi việc, từ trong siêu thị, được đề bạt lên làm department manager, sau đó tôi bán bảo hiểm. Lý do tôi gia nhập cảnh sát là hồi đó tôi ở cạnh một hàng xóm hay đánh vợ, cảnh sát đến thì không ai nói được tiếng Anh nên tôi trở thành thông dịch viên, giúp đỡ cảnh sát. Họ mới kêu tôi đi thi và tôi đậu, bắt đầu đi làm cảnh sát từ năm 1987. Lúc đầu tôi tuần tiễu, sau đó làm cảnh sát chìm đúng năm năm. Khoảng năm chín mấy, ở vùng này Việt Nam nổi loạn dữ lắm, đánh lộn, du đãng, cướp bóc mà bên văn phòng biện lý không hiểu nhiều về phong tục, tập quán và ngôn ngữ người Việt nên văn phòng bên đó mời tôi về làm việc. Năm 2013 cảnh sát tìm tôi đề nghị ra ứng cử nghị viên để giúp đỡ cho họ và họ đã giúp tôi thắng cử. Hai nhiệm kỳ sau thì quen việc và các nghị viên khác bầu tôi làm Phó Thị trưởng vì tôi cứng rắn lắm, cái gì không đúng là chỉ ngay trong buổi họp.

Còn chuyện đi học thì tôi ham học lắm, hồi đó tôi đậu Tú Tài 1, Tú Tài đôi sau đó đi sĩ quan rồi theo học Luật. Qua Mỹ đưa giấy tờ đó ra thì TCU cho tôi được 42 tín chỉ để vào cảnh sát vì lúc đó chỉ cần 20 tín chỉ. Sau đó tôi vừa đi làm vừa học lại, từ sáu giờ đến mười giờ, liên tục như vậy trong 20 năm cho đến khi tôi lấy bằng tiến sĩ về Tội Phạm Học tại NorthCentral University. Tôi cũng giúp xây chùa, hai cái chùa ở đây và một cái tại Kentucky. Tôi rất bận rộn nhưng ý chí đã khắc phục được cái mệt mỏi của tôi. Hiện giờ tôi cũng đã học được một thời gian tiếng Tây Ban Nha, cuộc đời tôi chỉ có sự học là tôi mê nhất.

ĐYT: – Quả là một hành trình và nỗ lực bền bỉ và xứng đáng cho giới trẻ nhìn đến. Sau bao nhiêu năm sống và phục vụ như vậy, ông có thể chia sẻ tâm niệm của mình về điều gì ông xem là quan trọng nhất trong đời sống của mình? 

TT TMA: -Tôi nghĩ mình phải biết tha thứ và biết quên. Có ai làm mình giận thì mình xem như câu chuyện buồn, đừng mang theo, chuyện gì mình nghĩ tha thứ được thì nên tha thứ. Ðối với tôi thì đừng bao giờ mang lửa từ bên ngoài về nhà và đừng mang lửa trong nhà ra ngoài đường. Ðiều quan trọng với tôi là sự chia sẻ và giúp đỡ. Mấy chục năm nay tôi vẫn thường giúp đỡ các cô nhi viện bên Việt Nam, giúp xây chùa ở đây, giúp cho các hội cựu chiến binh, hội người già của Mỹ… Tôi nghĩ nhờ vậy mà ơn trên ban cho tôi sự may mắn và thành công. Nói như đạo Phật là mình tích đức thì gặt được quả tốt vậy thôi.

ĐYT: – Cảm ơn ông đã chia sẻ những tâm tình này. Trước khi kết thúc, ông có thêm lời chia sẻ đến cử tri gốc Việt Haltom đã bỏ phiếu cho ông cũng như đồng hương khắp mọi nơi đang vui mừng vì có thêm một thị trưởng gốc Việt tại Hoa Kỳ? 

TT TMA: – Tôi cảm ơn cộng đồng Việt Nam rất nhiều, đã ủng hộ từ tiền bạc, vật chất đến công sức. Có những anh em HO không có nhiều tiền bạc mà khi tôi đưa trả lại tiền xăng để giúp chở người đi bầu nhưng họ không nhận. Cảm ơn tất cả những cử tri Haltom City đã đưa tôi vào vị trí hôm nay. Tôi cũng cảm ơn tất cả những người ở xa đã ủng hộ tôi bằng lời nói, những khuyến khích tinh thần mà đối với tôi là vô giá.

ĐYT: – Xin một lần nữa chúc mừng Thị Trưởng Trương Minh Ẩn. Kính chúc ông nhiều sức khoẻ để tiếp tục con đường phục vụ cộng đồng và xã hội trong vai trò mới của mình.

ĐYT thực hiện

 

More reading

 

“Ở cuối một con đường”, Huy Phương

May 12, 2019

Ở vùng đất Nam California, Bolsa là tên một con đường chạy cắt ngang từ Đông sang Tây, giữa lòng một khu phố đông đúc người Việt trên đất Mỹ, nên theo thói quen, người ta gọi luôn khu phố này là khu Bolsa, một khu phố nổi danh trong cộng đồng người Việt trên cả thế giới.

Ở phía Đông, trên con đường này có một khu chúng cư màu hồng, cao mười một tầng, khác với màu sắc và cái bề thế bên ngoài, đây lại là một khu nhà dành cho người lớn tuổi, lặng lẽ, sống những ngày cuối cùng, an nhiên và chờ đợi. Chờ đợi để đi về cuối con đường hướng kia.

Ở cuối con đường này về phía Tây, người ta gặp một con đường sắt, đã lâu chỉ có vài toa tàu chở hàng hóa qua lại, không biết từ nhà ga nào và chạy về đâu. Cách con đường sắt này vài trăm thước, không có một nhà ga nào để chúng ta đặt tên là “Ga Cuối Đường Tàu,” nhưng gần đó là một nơi, mà cuối cùng, hầu hết cư dân người Việt ở Bolsa đều phải đến, tiễn đưa bạn bè thân quyến ra đi hay chọn cho chính mình một nơi yên nghỉ. Người ta gọi căn nhà màu trắng xây theo kiểu thuộc địa khá xưa này là “Peek Family.”

Ở khu Bolsa này cũng có rất nhiều nhà hàng Trung Hoa chuyên tổ chức những buổi tiệc cưới cuối tuần cho những đôi tân nương và tân lang, mà hình như lâu lắm, dễ chừng gần mười lăm năm, tôi không có dịp đến đó, nâng ly rượu mừng cho con cháu. Cái thời ấy hình như đã qua rồi, chỗ mà ngày nay tôi vẫn thường lui tới, tiễn đưa bạn bè hay thân thuộc, thắp một nén nhang, nói mấy lời chia buồn với tang chủ, chậm chạp bắt tay những người bạn già đã lâu không gặp, hỏi bạn rằng “Có khỏe không?” là… Peek Family.

Nhiều thành phần trong một gia đình đã lần lượt đi qua nơi đây.

Hai mươi năm về trước, tôi và bạn bè đã đến đây đưa tiễn anh, còn nhớ vào một chiều nắng ấm, và bây giờ, hai mươi năm sau, tháng ngày như một chớp mắt, chúng tôi lại đến đây, một buổi sáng, để đưa tiễn chị về nơi an nghỉ.

Nhiều năm về trước, cũng tại nơi này, chúng tôi có dịp chia buồn khi hiền nội của một cấp chỉ huy qua đời, rồi sau đó vài năm, chúng tôi lại tiễn ông ra đi.

Đôi lúc, tôi có cảm tưởng đến đây để gặp gỡ những người còn sống nhiều phần hơn là thăm viếng những người đã khuất.

Có những người quen biết đã năm mười năm mà lâu nay không thấy mặt, có những bạn bè ở tiểu bang xa mới vội vã trở về, cơ hội gặp nhau quả là hiếm. Không gặp nhau ở đây thì còn cơ hội gặp nhau ở đâu nữa? Không hẹn hò, không thông báo, không có ban tổ chức mà lúc nào cũng có họp trường, họp lớp, họp khóa, họp đơn vị, họp quân binh chủng, không có nghi lễ, mà sao lúc nào cũng đông vui. Bởi vậy không nên bỏ cơ hội đi gặp một người chết và rất nhiều người sống vài tuần một lần, ở cái nơi gọi là Peek Family này! Hèn chi, đám ma nào, cũng thấy ít khi có nước mắt, mà tay bắt mặt mừng, cười cười nói nói. Hèn chi, nghe có tiếng: “Suỵt suỵt! Mấy ông nói nhỏ lại, người ta đang đọc điếu văn, đang làm lễ cầu siêu kìa!”Nhiều khi người ta quên mất, tưởng đến đây là để gặp bạn bè bù khú mấy câu.

Bao nhiêu con người lưu lạc Việt Nam đã qua đây. Mười năm trước là một tướng lãnh lưu vong, mười năm sau là một người lính thất trận, tất cả đều không được giấc mơ gối đầu lên mảnh đất quê hương.

Có người là tỷ phú cũng chôn nơi này, nhưng cũng có người lâm cảnh vô gia cư, được cộng đồng người Việt đùm bọc đưa đến đây!

Rất nhiều nhà văn, ký giả, ca sĩ, nhạc sĩ… ưu tú của cộng đồng đã yên nghỉ bên nhau trong gần như là một ngôi làng nhỏ và họ đã trở thành bạn bè, lối xóm của nhau. Một ngôi làng có những bóng cây cao và trong yên lặng, chúng còn nghe cả tiếng chim vô tình ríu rít đâu đây!

Tất cả đều bình đẳng trong phần mộ của mình.

Tôi không đếm hết những lần đến đây chậm rãi đi theo sau chiếc quan tài với tấm lòng bùi ngùi thương tiếc và nghĩ đến lẽ đời vô thường. Một người chị đến tuổi đại thọ nhưng phải chi chị sống cho thêm vài năm nữa, vì đời sống của chị mang hữu ích lại cho người đời. Một người bạn văn không còn quá trẻ nhưng mất đi để lại quá nhiều thương tiếc cho mọi người.

Ở đây, có lần anh em du ca đã quây quần hát bên quan tài người đã mất. Có lần bài hát của người sáng tác nằm trong mộ đã được người sống đứng vòng trong, vòng ngoài hát lên. Đã qua đây những Nguyễn Đức Quang, những Trầm Tử Thiêng, những Nhật Trường Trần Thiện Thanh, những Nhật Ngân, những Cao Xuân Huy… Đây cũng là nơi an nghỉ của Đỗ Ngọc Yến, Mai Thảo, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Bùi Bảo Trúc… Cả một quê hương, cả một xóm văn học thu nhỏ.

Chúng ta chưa có một bảo tàng viện, một tự điển văn học xứng đáng với tầm vóc của nó, nhưng chúng ta đem tinh hoa văn học của miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa, đến đây, không phải để chôn vùi theo tác giả trong những phần mộ mà còn để xiển dương và duy trì nó muôn đời.

Trăm năm sau, lớp hậu thế còn ai biết những người nằm ở đây là ai? Rồi đây, Peek Family cũng trở thành những khu nghĩa trang lịch sử như Passy, Père Lachaise, Montparnasse hay Montmartre của Paris, đó là những nơi chôn cất những nhân vật lịch sử, những bậc Vua Chúa hay những bậc anh hùng. “Bất tri tam bách dư niên hậu,” liệu rồi có ai tò mò đến đây, vạch đám cỏ, lấy tay chùi lên tấm bia mộ để đọc tên một người đã khuất?

Không phải chỉ “ở cuối một con đường” mà ở cuối con đường nào cũng có một chỗ để chúng ta dừng chân, quay đầu nhìn lại đoạn đường đã qua, trước khi bước vào cõi miên viễn, chỉ còn khác nhau ở chỗ chậm, nhanh mà thôi! 

Tượng Đài Thuyền Nhân bên trong khuôn viên nghĩa trang “Peek Family,”
nơi có đây có rất nhiều người Việt Nam an nghỉ. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
 

Huy Phương

“Sorry We Missed You”: Bi kịch của xã hội “uber hóa”

 

media
Ricky (Kris Hitchen) trong phim Sorry We Missed You. Festival de Cannes

 

Hôm qua, 16/05/2015, nhiều người đã sốt ruột chờ đợi bộ phim « Sorry We Missed You” của diễn kỳ cựu người Anh Ken Loach, 83 tuổi, người đã từng hai lần đoạt Cành cọ vàng, với « The wind that shakes the barley » năm 2006 và với “I, Daniel Blake” năm 2016.

Thật ra thì dù chưa xem phim thứ ba tranh giải Cành cọ vàng năm nay, khán giả đã biết trước chủ đích của Ken Loach khi làm tác phẩm này, vì ông là một đạo diễn dấn thân, từ hơn 40 năm qua vẫn dùng nghệ thuật điện ảnh để lên án những mặt trái của nền kinh tế tự do quá độ theo kiểu Anh.

Với “I, Daniel Blake” cách đây 3 năm, Ken Loach đã chỉ trích chính sách xã hội phi lý ở nước Anh. Lần này, “Sorry We Missed You” ( Rất tiếc không gặp được quý vị – Câu mà những người giao hàng viết để lại khi khách hàng không có ở nhà ) nêu bật những tác hại của cái gọi là “uber hóa” xã hội tại một quốc gia mà nhiều gia đình làm việc cật lực thế mà vẫn không ngóc đầu dậy được. Đó là trường hợp của Ricky và Abbie, sống với hai đứa con tại thành phố Newcastle, miền đông bắc nước Anh.

Với hy vọng cuộc sống sẽ khá hơn, biết đâu sẽ thực hiện được giấc mơ mua một căn nhà, Ricky đã thuyết phục vợ bán chiếc xe duy nhất của họ, để mua một xe tải nhỏ, phương tiện để Ricky làm nghề tự đi giao hàng cho một công ty bán hàng trực tuyến, mà chủ là một tay bóc lột không thương xót. Do phải chạy đi giao hàng suốt từ sáng sớm tới tối khuya, 6 ngày trên 7, với nhịp độ làm việc gắt gao, Ricky ngày càng đuối sức. Abbie cũng thế, cô làm nghề chăm sóc cho người tàn tật, người già, nhưng do không còn xe hơi, cô phải di chuyển bằng xe bus đến nhiều nhà khác nhau và cuối ngày cũng mệt lả người.

Hai vợ chồng hầu như không còn chút thời gian để gần gũi con cái, với hậu quả là đứa con trai Seb trở nên hư hỏng, quậy phá đến mức bị đuổi học. Hai cha con càng trở nên xung khắc đến mức gia đình nhỏ bé này có lúc tưởng đã bi tan vỡ. Rốt cuộc chính cô con gái út Liza, tuy chỉ mới 11 tuổi, lại là người gánh vác mọi chuyện trong nhà.

 

Họa vô đơn chí, một hôm, Ricky bị một nhóm côn đồ đánh trọng thương để cướp hàng trong xe của anh. Thay vì để chữa trị, bất chấp lời khuyên can của vợ và con trai, Ricky vẫn nhất quyết leo lên chiếc xe tải của anh để tiếp tục đi giao hàng, vì không muốn gia đình lâm vào cảnh nợ nần. Và bộ phim kết thúc với cảnh Ricky, mặt sưng húp đến mức chỉ còn thấy một bên, nước mắt dàn dụa vì đau cả thể xác lẫn tâm hồn, ngồi lái chiếc xe tải, nay giống như là một nhà tù, giam hãm gia đình anh trong một cuộc sống bế tắc, cùng cực.

Để thực hiện bộ phim “Sorry We Missed You”, Ken Loach và nhà viết kịch bản Paul Laverty đã đi gặp rất nhiều tài xế xe tải và người lao động. Đạo diễn cho biết, những gì mà họ được nghe kể còn thê thảm hơn những gì được mô tả trong phim. Như trường hợp của một tài xế xe tải, mắc bệnh tiểu đường nặng, nhưng không dám nghỉ làm để đi khám bác sĩ, và cuối cùng đã chết vì căn bệnh này.

“ Sorry We Missed You” quả là tác phẩm mang đậm dấu ấn Ken Loach và sẽ là một đối thủ nặng ký trong cuộc chạy đua giành giải Cành cọ vàng năm nay. Ít ra là các diễn viên trong phim rất xứng đáng được giải, vì họ thể hiện rất thành công các vai diễn, đến mức như là cảnh thật, nhất là Kris Hitchen trong vai Ricky, không chút gì là cường điệu.

Thanh Phương RFI 17-05-2019

 

More reading

HĐ Paris, Khuất tất và khả năng tái hợp

Tường An, RFA, 2019-05-13

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger (phải) bắt tay ông Lê Đức Thọ, đại diện phái đoàn Việt Nam tại lễ ký thỏa thuận ngưng bắn ở Paris hôm 23/1/1973

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger (phải)
bắt tay ông Lê Đức Thọ, đại diện phái đoàn Việt Nam
tại lễ ký thỏa thuận ngưng bắn ở Paris hôm 23/1/1973

Đã 46 năm trôi qua kể từ khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại thủ đô nước Pháp.Vừa qua, một nhóm người từ Mỹ, Canada và tại Pháp, có người đã từng tham dự Hiệp định Paris cũng như đã từng phục vụ trong chính phủ miền Nam Việt Nam Cộng hòa, đã đến thăm lại nơi chốn đã ký kết Hiệp định lịch sử này. Họ cũng là những người đang nỗ lực tái hợp lại Hiệp định Paris để tìm một giải pháp cho vấn đề biển Đông.

Số 19 đường Kleber, tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế (Centre de Conférences International), cách đây 46 năm, đã ghi nhận một sự kiện lịch sử: Hòa đàm Paris, nơi mà 4 thành phần (Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam) đã đặt bút để ký: “Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam” (Accords sur la fin de la guerre et le rétablissement de la paix au Vietnam, Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam) thường được gọi tắt là Hiệp định Hoà Bình Paris (Accords de Paix de Paris, Paris Peace Accords) hay Hiệp Định Paris, quyết định số phận của miền Nam Việt Nam từ ngày 27/1/1973.

Trung Tâm Hội Nghị Quốc tế – nơi ký Hiệp định Paris – nay đã được chính phủ Pháp bán lại cho Tập đoàn khách sạn năm sao Peninsula (thuộc sở hữu của “The Hongkong and Shanghai Hotels” và “Katara Hospitality”, ex-Qatar National Hotels Co.) Mặc dù cư ngụ tại Pháp, nhưng lần đầu tiên trở lại nơi đây, nhìn lại cảnh cũ, Ông Phạm Đăng Sum, nguyên Phát Ngôn Nhân và Giám đốc Nha Thông tin Báo chí của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng hòa ngậm ngùi chia sẻ:

“Đến đây thì tôi rất là bỡ ngỡ, ngỡ ngàng. Bởi vì tôi không nhận ra được ! Lúc đó là buổi sáng, chúng tôi đến và ngồi ở cái phòng mà bây giờ tôi nhìn không ra mà có lẽ bây giờ họ đổi ra thành phòng ăn. Nó rộng lắm! Có cái bàn rất rộng và trong đó có 4 phái đoàn: Lẽ tất nhiên là có phái đoàn Mỹ, phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa, phái đoàn Bắc Việt và phái đoàn miền Nam (Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. RFA) Tôi nhớ là tôi ngồi ở chỗ mà nhìn ra con đường, lúc đó chưa có cổng này.”

Hình minh họa. Hình chụp hôm 25/1/1969 ở Paris: hội nghị nhằm thiết lập hòa bình và chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
Hình chụp hôm 25/1/1969 ở Paris:
hội nghị nhằm thiết lập hòa bình và chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam

Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 thực ra là kết cuộc của một chuỗi thương lượng kéo dài 4 năm 9 tháng bắt đầu từ ngày 13/5/1968 giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt, sau đó ngày 25/1/1969 có thêm Việt Nam Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam với 202 phiên họp chính thức và 24 cuộc họp không chính thức (còn được gọi là “đi đêm”) giữa Ngoại trưởng Henry Kissinger và các ông Lê Đức Thọ, Xuân Thủy. Ông Phạm Đăng Sum còn nhớ lại sau khi Hiệp định được ký xong:

“Có một giai thoại là ông trưởng phái đoàn Bắc Việt và mấy anh ở trong Nam gặp chúng tôi cũng chào và nói rằng “Chúng mình nay mai sẽ thống nhất, gặp gỡ nhau. Trong việc này không ai được, ai thua hết. Chúng ta là dân Việt Nam cả, chúng ta từ này sẽ độc lập và theo những điều trong thỏa hiệp thì là không có những sự trả thù, không có những sự tranh đấu. Từ nay chúng ta sẽ thống nhất, hòa bình. Nhưng mà tiếc thay, lúc nói thì như vậy nhưng sau này thì sự thật thấy là sự thống nhất không được giải quyết bằng phương pháp hòa bình mà là sự cưỡng chế bằng vũ lực. Đó là điều không nói đến trong Hiệp Định Ba-Lê, chỉ nói rằng sẽ có thống nhất với sự thỏa hiệp giữa hai miền chứ không có sự thống nhất bằng vũ lực như năm 1975. Đó là điều làm tôi rất buồn, rất tiếc”

Hiệp định Paris gồm 9 chương (8 chương chính và 1 chương phụ) và 23 điều khoản. Nội dung Hiệp định đòi hỏi các nước phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Geneve 1954 về Việt Nam đã công nhận. Quận đội Hoa Kỳ và đồng minh rút quân ra khỏi Việt Nam. Các bên cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam có quyền quyết định tương lai chính trị của mình thông qua Tổng Tuyển cử tự do và dân chủ có giám sát quốc tế. Sau đó, việc thống nhất nước Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thoả thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài.
Hiệp định Paris sẽ hết hiệu lực vào ngày Tổng tuyển cử 25/4/1976.

Điều 5, chương 2 của Hiệp định quy định Hoa Kỳ phái rút toàn bộ quân và cố vấn trong vòng 60 ngày sau khi ký hiệp định. Nhưng lại không nói gì đến lực lượng quân đội Bắc Việt còn ở lại miền Nam lúc ấy. Luật sư Lê Trọng Quát, Dân biểu thời Đệ Nhất Cộng hòa , Quốc Vụ Khanh thời Đệ Nhị Cộng hòa, phân tích:

“Điều khuất tất nhất trong Hiệp định Paris là không có nói chứ không phải là không nói rõ. Hoàn toàn không nói về sự tồn tại của 100.000 cán binh cộng sản ở miền Nam Việt Nam, cái hiệp định đó đã im lặng. Đó là sự nhượng bộ to lớn của Hoa Kỳ để cho Việt cộng ký hiệp định. Chúng ta biết rằng Hiệp định Paris có điều khoản cốt cán là quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh phải rút lui sau khi hiệp định ký kết. Trong lúc đó thì 100.000 cán binh Việt cộng còn ở lại trong Nam mà hiệp định hoàn toàn không nói đến. Đó là một ẩn khuất quan trọng đã quyết định số phận của miền Nam Việt Nam”

Hình minh họa. Một người dân ngồi giữa đống đổ nát ở làng mình sau những vụ đánh bom hôm 27/1/1973, ngày ký hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Một người dân ngồi giữa đống đổ nát ở làng mình
sau những vụ đánh bom hôm 27/1/1973,
ngày ký hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Hiệp định bắt đầu có giá trị lúc 0 giờ , giờ quốc tế GMT đêm 27 rạng 28-1-1973, tức 8 giờ sáng giờ Việt Nam. Nhưng sáng ngày 28-1-1973, miền bắc Việt Nam đã lợi dụng những vùng ‘tranh tối, tranh sáng’ hay vùng ‘da beo’ nơi không phân biệt được quốc gia hay cộng sản, để tiến hành cái mà họ gọi là: “cuộc đấu tranh của nhân dân ta để thi hành Hiệp định Paris, thực chất là cuộc đấu tranh để tiếp tục hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam kéo dài hơn 2 năm nữa mới kết thúc”.

Theo lời Luật sư Lê Trọng Quát thì đây là sự vi phạm Hiệp Định Paris:

“Khi tiếng súng vừa chấm dứt vào lúc 1.00 giờ sáng ngày 27/1 thì Việt cộng ở phía Bắc đã bắt đầu vi phạm hiệp định bằng cách họ không ngưng tiếng súng mà vượt ra khỏi vùng họ đang chiếm đóng để chiếm cứ thêm đất đai và dân chúng ở những vùng đó. Có thể nói tình trạng” da beo” lúc bấy giờ giữa hai bên, dân cư của những vùng khác nhau trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam đã tạo ra sự khó khăn cho việc thi hành hiệp định mà (Việt cộng) lợi dụng cơ hội đó tỏa ra để chiếm thêm đất đai, sự vi phạm bắt đầu từ đó.
Sự vi phạm thứ hai chúng ta đều biết là quân đội chính quy của Bắc Việt cộng sản đã hoàn tất cuộc xâm lăng, tràn vào chiếm cứ thủ đô Sài Gòn ngày 30/4/1975. Chúng ta thấy rõ ràng là họ vi phạm hoàn toàn Hiệp định Paris”

Để thoát ra khỏi vũng lầy của cuộc chiến Việt Nam, theo tài liệu của sử gia Trần Gia Phụng,  truyền thông quốc tế sau này tiết lộ Tổng thống Hoa Kỳ Nixon đã nói với Ngoại trưởng Henry Kissinger: “Tôi không biết rằng những lời đe dọa liệu có đủ hay không, nhưng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết như là – hay sẽ cắt đầu ông ta nếu cần.” (Tin AFP, thứ Ba 23-6-2009.  BBC thứ Tư 24-6-2009.) Ông Phạm Đăng Sum cũng khẳng định :

“Chúng tôi biết là cái Hiệp định này có nhiều cái bất lợi rồi, cho nên Tổng thống Thiệu lúc đó đã nhiều lần kéo dài không muốn ký, nhưng Hoa Kỳ đã ép buộc và đưa ra những đe dọa để bắt chính phủ VNCH phải ký. Lúc qua đây, tôi là người ôm hồ sơ Hiệp định, tôi thấy rõ ràng có nhiều điều không tốt cho VNCH. Nhưng mình nghĩ rằng nếu như thực hành nghiêm chỉnh thì cái Hiệp định đó có thể đưa ra sự hòa hợp, hòa giải giữa hai bên”

Điều thứ 11, Chương 4 trong Hiệp định quy định  hai bên sẽ thực hiện hòa hợp, hòa giải dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử
với bên này hay bên kia, bảo đảm các quyền căn bản của người dân.

Theo Luật sư Lê Đình Thông, nguyên công cán ủy viên Bộ Thông Tin dưới thời đệ II Cộng hòa, luật sư Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn, Giáo sư Quan hệ Quốc Tế Đại học Nanterre (Pháp) sự thực thi điều khoản trong Hiệp định là một sự mỉa mai vì chính những người ký và cam kết đã không tôn trọng nó, ông nói:

“Mỗi điều khoản của hiệp định đã đưa đến cho tôi một sự cay đắng, một sự mỉa mai, bởi vì những quy định này hoàn toàn không phù hợp với thực tế. Tôi phân tích vấn đề một cách khách quan và trong tinh thần đại học chứ không đứng trong quan điểm của bên này hay bên kia mà phân tích một cách thiên lệch: Như chúng ta thấy bản văn đã ghi rõ là “cấm mọi trả thù” vậy mà tại sao sau năm 75 chính những người đã ký kết họ đã trả thù một cách man rợ. Amnesty International đã nói rõ – mà con số này cũng do Hà Nội đưa ra – là có đến 1 triệu người đã phải vào các trại mà người ta gọi là “trại cải tạo” nhưng thực tế, “cải tạo” ở đây, theo cái nhìn của tôi là “cải tạo” từ “tự do” sang “nô lệ”. Chữ “cải tạo” chỉ có một ý nghĩa như vậy thôi.”

Điều 19 trong Hiệp định Paris quy định trong vòng 30 ngày sau khi ký kết, một Hội nghị sẽ được triệu tập để bảo đảm việc thực thi Hiệp định. Ngày 2/3/1973 một Hội nghị được triệu tập tại Paris để ký “Định ước của Hội nghị Quốc tế về Việt Nam” gồm 12 nước là bốn bên trong hội nghị Paris (Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa , Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng hòa miền nam Việt Nam) cùng 8 nước khác là Canada, Hungary, Indonesia, Poland, Anh, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, Liên Xô và Pháp trước sự chứng kiến của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kurd Waldheim. Định ước này gồm 9 điều khoản nhằm bảo đảm việc thực thi Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, giữ vững hòa bình tại Việt Nam. Luật sư Lê Trọng Quát cho biết :

“Định Ước cuối cùng (Acte de Final) đó cũng ghi một điều rất quan trọng: Sự tôn trọng quyền lãnh thổ của nước Việt Nam. Nếu áp dụng đúng điều khoản đó thì Trung Cộng không thể xâm lăng những lãnh thổ, lãnh hải của chúng ta như chúng ta đã biết”

Luật sư Lê Trọng Quát trả lời phỏng vấn RFA

Luật sư Lê Trọng Quát trả lời phỏng vấn RFA

Dựa vào những điều khoản đã ghi rõ trong Hiệp định cũng như  điều 7 trong Định ước Quốc tế quy định về việc tái hợp Hiệp định Paris, luật sư Lâm Chấn Thọ (Montreal, Canada) từ năm 1999 đã tìm cách tái hợp lại Hiệp định Paris. Theo ông, Cộng sản Việt Nam đã không tôn trọng các điều khoản trong Hiệp định, vì thế chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chưa bao giờ thật sự chấm dứt. Nếu có một Chính Phủ Pháp Định Liên Tục Công Quyền VNCH thì việc vận động các quốc gia khác tái hợp Hiệp định Paris là điều khả thi.

Điều 7 trong Định Ước Quốc Tế Bảo Đảm việc thực thi Hiệp Định Paris quy định : Nếu muốn tái hợp Hiệp Định Paris thì có hai cách :

1-    Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tức Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay)  đồng ý tái hợp

2-    6 quốc gia trong 12 quốc gia đã ký kết trong Định Ước đồng ý tái hợp.
Điều này có nghĩa là : Nếu Chính Phủ VNCH Pháp Định (hiện nay do luật sư Lê Trọng Quát đảm nhiệm từ năm 2015) vận động được thêm 5 nước nữa đồng ý thì có thể tái hợp Hiệp định Paris.

Luật sư Lâm Chấn Thọ trình bày về công trình nghiên cứu của ông :

“ Cái “Định Ước Bảo Đảm Thực Thi Hiệp định Ba-Lê” được định rằng: Khi có một vi phạm thì có một thủ tục mà chúng ta phải tuân theo để có thể tái hợp Hiệp định này lại.
Thủ tục đó có hai phần: Phần thứ nhất: Tôi không hiểu vì lý do gì Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa lại có ưu tiên để tái hợp. Nếu họ đồng yêu cầu tái hợp thì mọi người phải họp. Còn nếu không thì 1 thành phần nào đó phải vận động 5 thành phần khác để được 6/12 thì mới tái hợp. Cái gì mà nó đưa tôi đến ý định đây là thời điểm mà chúng ta có thể làm việc được ? Tôi đã bắt đầu năm 1999 để kêu gọi đồng hương làm sao phục hoạt Việt Nam Cộng Hòa thức dậy để dùng VNCH kêu gọi những nước khác để có được 6 thành phần trên 12 để tái hợp Hội nghị, để đặt vấn đề bầu cử tự do ở Việt Nam và đặt vấn đề chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa với Trung cộng”

Luật sư Lâm Chấn Thọ trả lời RFA

Luật sư Lâm Chấn Thọ trả lời RFA

Luật sư Lâm Chấn Thọ đã bắt đầu công việc khó khăn mà có người cho là “đội đá vá trời” này để tìm lại công đạo cho miền Nam Việt Nam đã bị bức tử cách đây 46 năm bởi lợi ích của Hoa Kỳ và Cộng sản Bắc Việt. Cuộc trường chinh kéo dài 20 năm dần dần đã có những kết quả cụ thể, luật sư Lâm Chấn Thọ cho biết :

“Một tin mừng cho quý vị và cho tôi là hiện giờ Canada có một quyết nghị của Thượng Viện Canada đòi hỏi Canada phải đóng một vai trò tích cực hơn để dùng Định Ứớc Bảo Đảm Thực Thi Hiệp Định Ba-Lê (hay còn gọi là Kết Ước của Hội Nghị Quốc Tế về vấn đề Việt Nam) dùng cái đó để giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông. Đó là công sức của ông Thượng Nghị Sĩ Canada gốc Việt (TNS Ngô Thanh Hải. RFA) Thành ra chúng ta đã đi được con đường rất xa và đặc biệt là ông TNS Ngô Thanh Hải đã vận động được bộ luật Canada lên tiếng kết án Cộng sản Việt Nam vi phạm Hiệp định Ba-Lê một cách trắng trợn. Bộ luật đó đã được chuẩn y bởi quốc hội Canada mà không có bất kỳ một phiếu chống nào. Cộng sản Việt Nam đang điên tiết về vấn đề này. Đó là con đường chúng ta đã đi ở Canada rồi. Ở bên Hoa Kỳ, tôi đã tìm ra được một bộ luật. Đó là bộ luật 93559: Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ đồng đòi hỏi Hành pháp Hoa Kỳ phải tái hợp Hội nghị quốc tế về vấn đề Việt Nam như chúng ta đã muốn. Nhưng bộ luật đó bị ngâm tôm trong vòng mấy chục năm nay. Đó là cơ hội ngàn vàng cho chúng ta. Và sau đó quý vị thấy tôi có mặt tại Âu châu đây là vì đây là bước tiến tiếp theo của chúng ta. Quý vị hỏi tôi những nước nào ? Xin cho tôi tạm không nói, nhưng quý vị hiểu rằng chúng tôi có mặt ở Âu châu thì muốn hay không muốn, có những vận động đang xảy ra”

Trung Quốc là một trong những quốc gia đã ký kết bảo đảm việc thực thi hiệp định này, trong đó có điều khoản bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của miền Nam Việt Nam vì thế, việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường sa cũng là một hành động vi phạm Hiệp định Paris. Luật sư Lâm Chấn Thọ tiếp :

“Trung cộng là một thành phần đã ký, Trung Cộng đã hứa sẽ tôn trọng và bảo đảm sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam vậy tại sao Trung cộng đã chiếm Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988 mà bây giờ không ai đặt vấn đề đó hết. Bây giờ đã đến lúc chúng ta đặt vấn đề. Đặt vấn đề cách nào ? Đặt vấn đề tái hợp Hội nghị lại. Và khi chúng ta tái hợp Hội nghị lại chúng ta sẽ biến Hội nghị đó thành một cơ quan tài phán quốc tế. Tức là gì ? dùng ảnh hưởng của những nước (trong hội nghị Paris. RFA) để làm áp lực bắt Trung cộng phải có một thái độ đúng đắn về Hoàng Sa và Trường Sa.”

Ngoài ra, Luật sư Lâm Chấn Thọ cũng trình bày trước công luận một hồ sơ mật đã được công bố: Đó là lá thư viết ngày 17/4/1975 của Ngoại trưởng Henry Kissinger gửi cho Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lúc đó là ông Graham Martin. Trong đó, Kissinger viết: Pháp đã tiếp cận chúng ta và đưa ý kiến tái hợp lại Hội nghị Paris, nhưng chúng ta đã từ chối vì điều đó phản tác dụng (counterproductive) cho Hoa Kỳ.

Từ đó, luật sư lâm Chấn Thọ có một cái nhìn lạc quan khi trở lại nơi này :

“Có 9 nước bảo đảm với đất nước của tôi là VNCH rằng họ sẽ tôn trọng và sẽ bảo đảm quyền tự quyết của nhân dân tôi. Cho nên đó là một món nợ mà họ đã thiếu nhân dân tôi. Khi đến đây, tôi nhìn thấy cảnh vật thay đổi thì tôi nghĩ rằng tình hình thế giới sẽ thay đổi và những người đã quên món nợ của họ phải nhớ lại. Cho nên, mấy chục năm nay tôi theo đuổi để làm sống dậy, cho họ tỉnh thức dậy để họ hiểu rằng họ chưa trả món nợ đó. Đồng thời họ còn thiếu cái nợ thứ nhì là họ bảo đảm sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước tôi mà Trung cộng là một thành viên đã ký ngang nhiên chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. Và những người đã ký cùng Trung Cộng không làm gì để giúp cho Việt Nam. Cho nên, khi tôi thấy vật đổi sao dời thì tôi nghĩ rằng gió phải đổi chiều. Tôi mong rằng đây là thời điểm chúng ta có thể đi đòi những món nợ mà những người thiếu đất nước chúng ta sẽ phải trả”

Những điều khoản đã nằm yên trong ngăn tủ từ hơn 40 năm qua nay được mở ra. Liệu chúng có khả năng giúp hồi sinh những tia hy vọng mới như lời Luật sư Lâm Chấn Thọ vừa bày tỏ?

More reading